Độ dày lớp mực ảnh hưởng gì đến bản in?

do-day-lop-muc-anh-huong-gi-den-ban-in-1

1. Độ bão hòa màu:

Việc gia tăng độ dày lớp mực thường tạo nên một màu sậm hơn (độ sáng thấp hơn), tông màu và độ bão hòa có thể thay đổi khi độ dày lớp mực cao hơn. Ví dụ độ dày lớp mực Magenta cao hơn làm chuyển tông màu của nó sang đỏ bầm. Các lớp mực Cyan có độ dày cao hơn làm cho màu đó mất độ bão hòa và trở nên xám hơn. Độ bão hòa và tông màu của các màu tương đối thuần khiết như màu Vàng cho thấy nó có rất ít thay đổi khi thay đổi độ dày lớp mực.

2. Độ bóng:

Lớp mực càng dày độ bóng càng cao.

3. Độ sai lệch màu:

Khi độ dày lớp mực các màu tầng thứ có thể biến đổi khác với những màu tông nguyên tương ứng. Các màu tạo bởi sự pha trộn tầng thứ co xu hướng bẩn hơn các màu tông nguyên. Hiệu ứng này đáng chú ý hơn khi in với độ phân giải tram thấp.

4. Độ sắc nét:

Gia tăng độ dày lớp mực sẽ làm tăng độ tương phản in và do đó làm tăng độ sắc nét của hình ảnh. Có thể làm tăng hay giảm độ dày lớp mực bằng cách mở lưỡi dao gạt mực, tăng tốc độ vòng xoay của lô lấy mực hoặc tăng mức độ thường xuyên dao động của lô truyền mực.