Cách tính toán lượng mực trong in ấn

Lượng mực phù hợp trong khâu in ấn quyết định đến chất lượng bản in và độ phủ mực, chính vì thế, bạn cần có sự tính toán kỹ lưỡng từ khâu đầu tiên để có hiệu quả cao nhất. Sau đây là các bước tính toán lượng mực trong in ấn mà bạn cần phải biết.

cach-tinh-toan-luong-muc-trong-in-an-1
Cách tính toán lượng mực trong in ấn.

Bước 1: Xác định độ phủ mực aplat tính theo số cm2 sẽ được in trên 1 tờ in (dựa trên lượng mực sử dụng trung bình cho các vùng in):

In tông nguyên (aplat ) = 100%
In hình ảnh = 50%
In nét chữ, ảnh nét = 20%

Thí dụ:Một bài in trắng đen kích thước 80cm x 60 cm. trong đó có 20 cm x 30 cm phủ mực tông nguyên, 60 x 30 cm là hình ảnh và 80 x 30 cm in chữ co 12. Ta có thể tính ra số cm2 in tông nguyên như sau:

Vùng in tông nguyên: 20 cm x 30 cm x 100% = 600 cm2
Vùng in hình ảnh: 60 cm x 30 cm x 50% = 900 cm2
Vùng in chữ: 80 cm x 30 cm x 20% = 480 cm2
Vậy cả 3 trang sẽ có: 600 cm2 + 900 cm2 + 480 cm2 = 1980 cm2 in tông nguyên.

Bước 2: Xác định tổng số cm2 sẽ in tông nguyên bằng cách lấy số cm2 của 1 tờ in x tổng số tờ in

Thí dụ:

In số lượng 10.000 tờ thì tổng số cm2 in tông nguyên sẽ là:
1980 cm2 x 10.000 = 19.800.000 cm2

Bước 3: Xác định lượng mực tiêu thụ theo loại giấy in

Thí dụ:

Bài in màu đen trên giấy Fort theo bảng tra cứu sẽ có độ phủ mực là 4,400,000 tức là 1 kg mực đen khi in trên giấy Fort sẽ cho độ phủ mực tông nguyên trên 4,400,000 cm2

Bước 4: Xác định lượng mực tiêu thụ cho bài in bằng cách lấy tổng diện tích in tông nguyên ở bước 2 chia cho số liệu tra cứu ở bước 3.

Tổng lượng mực cho bài in theo các thí dụ trên là: 19.800.000 cm2 : 4,400,000 cm = 4,5 kg mực in màu đen

Ghi chú:Trên thực tế việc tính toán cũng cần thêm kinh nghiệm của nhân viên tính toán và lượng in bù hao. Nhân viên tính toán nên làm tròn các khổ in lên các số chẵn trên thí dụ khổ in 18,7 x 21,2 cm nên được làm tròn thành 19 x 22 cm

Việc ứng dụng phương pháp này tại các nhà in ở nước tiên tiến khi tính toán cho màu pha với số lượng lớn đạt độ chính xác đến 96%.