1. Kích thước của tem nhãn
Bạn cần xác định rõ kích thước sản phẩm của mình để khẳng định sự chuyên nghiệp của công ty, mang lại tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Hiện nay đã có dịch vụ bế tem nhãn, nên kích thức của tem nhãn rất linh hoạt, phù hợp với nhiều thiết bị hàng hóa khác nhau.
2. Xác định chất liệu nhãn decal
Có rất nhiều chất liệu decal khác nhau: decal giấy bóng mờ, decal nhựa PVC, decal trong, decal sữa, decal vải, decal thiếc, decal nhôm,… Trước khi quyết định tem nhãn cho sản phẩm bạn cần dựa vào mục đích, công dụng để chọn được chất liệu nhãn decal phù hợp. Việc làm này góp phần mang lại độ bền cũng như giá trị cao cho sản phẩm.
3. Lựa chọn phương pháp in
Ba phương pháp in phổ biến cho bạn lựa chọn đó là phương pháp in lưới, phương pháp in phun và in offset.
– Phương pháp in lưới: Thường được áp dụng phổ biến cho các đơn vị in với số lượng ít. Tuy nhiên, cách in này chỉ in được 1 đến 2 màu, bạn cần chú ý chữ hoặc hình ảnh in trên decal dán không được quá nhỏ.
– Phương pháp in phun. Đặc điểm chính của kỹ thuật in phun là file được truyền trực tiếp từ hệ thống máy tính điều khiển đến máy in sau khi thông qua phần mềm RIP. Phương pháp in này sử dụng định dạng đầu vào là Pdf, Ps, Eps, Tif, Jpj, nhưng thông dụng nhất là định dạng Tiff.
Tùy theo kích thước sản phẩm in mà file sẽ được xuất có độ phân giải khác nhau. Ưu điểm lớn nhất của công nghệ in kỹ thuật số là thời gian in ấn nhanh hơn; kỹ thuật in linh hoạt với nhiều loại giấy, in ấn trực tiếp, bỏ qua các khâu trung gian như chế bản, bình bản nên tiết kiệm chi phí.
– Phương pháp in offset, hình ảnh của cách in này sẽ dính mực khi được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.